21 Tháng Mười Một, 2019

Thúc đẩy ứng dụng và phát triển nông nghiệp thông minh

         KHPTO – Ngày 26/9/2019, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ thông tin và truyền thông phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công thương và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị “Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy ứng dụng và phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

         Phát biểu tại hội nghị, thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Phan Tâm khẳng định, trên nền tảng công nghệ: GIS – viễn thám, công nghệ BlockChain, các thiết bị cảm biến, IoT, AI, Big data… các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đã và đang cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích, giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm.

         Trước những cơ hội và thách thức của công nghệ 4.0, Bộ thông tin và truyền thông tham mưu Chính phủ phát triển doanh nghiệp công nghệ, trọng tâm là doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số với nhiệm vụ phát triển và đưa sản phẩm, giải pháp công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, phát triển sản phẩm dịch vụ “made in Việt Nam” với nội hàm sáng tạo tại Việt Nam. Đây là một chủ trương quan trọng hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, đưa Việt Nam thành nước phát triển, hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường.

         Riêng đối với Lâm Đồng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thuận lợi, nông nghiệp của Lâm Đồng đã phát triển có tính đột phá trên cơ sở nông nghiệp thông minh với tốc độ tăng trưởng cao và giá trị sản xuất vượt trội so với mặt bằng chung cả nước. Hiện tỷ trọng nông nghiệp thông minh của Lâm Đồng chiếm tới 60%. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp với các sản phẩm, giải pháp made in Việt Nam.

         Bàn về giải pháp công nghệ phù hợp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, KS. Lê Văn Cường, giám đốc Công ty TNHH Đà Lạt Gap cho rằng, để cải thiện chất lượng nông sản, tăng năng suất và giá trị sản phẩm, đơn vị của ông mạnh dạn đầu tư công nghệ nhà kính, công nghệ thông minh trên diện tích 17/32 ha để trồng rau thủy canh như: cà chua, xà lách, dâu tây. Ứng dụng giải pháp công nghệ vào sản xuất, giúp tăng năng suất cao hơn canh tác bình thường 4 – 6 lần, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, cà chua có giá bán cao hơn thị trường 12 ngàn đồng/kg. Ông Cường cho biết, đầu tư công nghệ cần vốn lớn, tuy nhiên, trong điều kiện tài chính hạn hẹp, nông dân có thể đầu tư công nghệ nội địa để giảm chi phí đầu tư, cũng như tìm giải pháp công nghệ phù hợp để ứng dụng.

Những bài viết khác

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao: Đột phá về năng suất, chất lượng

21 Tháng Mười Một, 2019

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao: Đột phá về năng suất, chất lượng          Hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước,...

Khoa học công nghệ là then chốt trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

21 Tháng Mười Một, 2019

Khoa học công nghệ là then chốt trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp         (TBTCO) – Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng...

Đẩy mạnh thay đổi phương thức canh tác, chăn nuôi giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

21 Tháng Mười Một, 2019

Đẩy mạnh thay đổi phương thức canh tác, chăn nuôi giảm nhẹ phát thải khí nhà kính          Theo Sở NN&PTNT, để hướng tới phát triển...

Kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2019

Kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam        Những năm gần đây, Việt Nam có nhiều thành công...

Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

21 Tháng Mười Một, 2019

Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản          (LĐTĐ) Tích cực triển khai các tiêu chí trong xây dựng nông thôn...